Kênh kết nối

Sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2, nghệ thuật pressing tầm cao

Khám phá | by Hoàng Ngọc Hùng

Sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 là một trong những sơ đồ sinh ra cho các đội bóng có lối chơi thiên hướng pressing tầm cao. Với cách bố trí cầu thủ trải đều và khá dày ở khu vực giữa sân sẽ gây ra không ít những khó khăn cho các đối thủ khi phải đối đầu với dạng sơ đồ này. Cùng tìm hiểu về cách vận hành của sơ đồ 4-2-2-2 để hiểu thêm về sự khó chịu của dạng sơ đồ này.

Khái quát về sơ đồ 4-2-2-2 trong bóng đá

so do chien thuat 4 2 2 2 04 png

Cách bố trí các vị trí cầu thủ trong sơ đồ 4-2-2-2

Trong bóng đá hiện đại, sơ đồ 4-2-2-2 xuất hiện khá phổ biến tại các trận cầu đỉnh cao của bóng đá thế giới. Tính tốc độ, khả năng pressing tầm cao của sơ đồ 4-2-2-2 rất phù hợp với lối chơi của bóng đá hiện nay khi các đội bóng đều đề cao tính thực dụng.

Kết cấu của sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 khá giống với sơ đồ 4-4-2 khi nó cũng bao gồm 4 hậu vệ, 4 tiền vệ và 2 tiền đạo trung phong. Tuy nhiên trong sơ đồ 4-2-2-2, 2 tiền vệ có chức năng tấn công được xếp chơi cao hơn và có phần bó vào khu vực trung lộ. Việc này gia tăng đáng kể khả năng khai thác và tấn công trực diện vào khu vực trung tâm của khung thành đối phương.

Bốn hậu vệ được bố trí trong sơ đồ 4-2-2-2 sẽ bao gồm 2 trung vệ án ngữ trước mặt thủ môn có vai trò bảo vệ khu vực trung lộ của đội nhà. Bên cạnh đó là 2 hậu vệ chơi dạt cánh vừa có chức năng hỗ trợ tấn công, vừa phải đảm bảo sự an toàn cho khu vực hành lang cánh của đội nhà.

Tuyến tiền vệ gồm 4 người được chia thành 2 nhóm. Nhóm tiền vệ trung tâm gồm hai cầu thủ, tùy vào sắp xếp của huấn luyện viên mà 2 cầu thủ này có thể là tiền vệ trung tâm hoặc có thể chơi như những tiền vệ mỏ neo. Nhóm còn lại là 2 tiền vệ công được sắp xếp đá cao hơn và có phần bó vào trung lộ để hỗ trợ các tiền đạo.

Hai tiền đạo chơi cao nhất trong đội hình thuộc hệ thống của sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 là những người đảm nhận vai trò ghi bàn chính của đội. Hầu hết mọi đường bóng tấn công đều sẽ hướng đến hai cầu thủ này và việc của họ cần làm chính là di chuyển, phối hợp và ghi bàn.

Anh em hâm mộ bóng đá đừng quên truy cập trang web bóng đá uy tín để cập nhật thêm kiến thức về các dạng sơ đồ chiến thuật trong bóng đá.

Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của sơ đồ 4-2-2-2 trong thực chiến

so do chien thuat 4 2 2 2 02 jpg

Lối vận hành của sơ đồ 4-2-2-2 trong tay HLV Jurgen Klopp

Trên lý thuyết, sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 khá toàn diện khi luôn đáp ứng khá đầy đủ quân số trong các tình huống phòng ngự lẫn tấn công. Tuy nhiên trong thực chiến, sơ đồ này vẫn luôn bộc lộ những điểm mạnh và cả những nhược điểm đặc trưng của mình. Sau đây là một vài ưu và nhược điểm nổi bật và khá nhận thấy của sơ đồ này trong bóng đá thực chiến.

Các ưu điểm nổi bật của sơ đồ 4-2-2-2 trong thực chiến

Là một sơ đồ khá phổ biến và được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trong bóng đá hiện đại. 4-2-2-2 chắc chắn sẽ có những điểm mạnh phù hợp với nhiều huấn luyện viên trong nền bóng đá hiện nay. Sau đây là một vài ưu điểm nổi trội nhất của sơ đồ này trong bóng đá thực chiến.

  • Khả năng pressing: Pressing tầm cao chính là ưu điểm nổi bật và dễ nhận thấy nhất của sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2. Với hàng tiền vệ 4 người được bố trí trải dài và bao quát khu vực trung tuyến sẽ gây ra rất nhiều áp lực cho đối thủ trong các tình huống pressing tầm cao.

  • Tấn công trung lộ: Hai tiền vệ tấn công cùng hai tiền đạo trung phong chính là điểm nổi bật tiếp theo của sơ đồ 4-2-2-2. Khu vực trung lộ của đối thủ sẽ thường xuyên phải đối mặt với quân số đông đảo trong các đợt tấn công trung lộ của sơ đồ 4-2-2-2.

  • Đa dạng cách triển khai bóng: Với sự linh hoạt của mình, sơ đồ 4-2-2-2 có rất nhiều những lựa chọn triển khai bóng hiệu quả khi họ vừa có thể tịnh tiến bóng từ hành lang cánh, trung lộ hoặc bóng dài.

  • Phòng ngự trung lộ: Hai tiền vệ mỏ neo cùng hai trung vệ sẽ luôn đảm bảo được sự chắc chắn nhất định cho khu vực trung lộ của sơ đồ 4-2-2-2. Khu vực trung lộ của sơ đồ này được xem là rất khó xuyên phá với hàng phòng ngự 2 lớp vô cùng chắc chắn.

Nhược điểm trong thực chiến của sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2

Trong thi đấu thực chiến, sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 cũng bộc lộ khá nhiều những điểm yếu. Những nhược điểm này nếu không khắc phục được có thể sẽ gây ra các vấn đề lớn cho hệ thống sơ đồ 4-2-2-2. Cùng tìm hiểu về một số điểm yếu dễ nhận thấy trong thi đấu thực chiến của sơ đồ này.

  • Khả năng kiểm soát bóng: Tuy có đến 4 vị trí cho hàng tiền vệ nhưng các vị trí này lại không có sự liên kết chặt chẽ với nhau bởi khoảng cách đội hình khá đáng kể. Vì vậy, khả năng kiểm soát bóng của sơ đồ 4-2-2-2 là không quá nổi bật so với các dạng sơ đồ khác.

  • Dễ bị khai thác hành lang cánh: Với việc 2 tiền vệ công có thiên hướng dâng cao và bó vào trung lộ thì hành lang cánh của sơ đồ 4-2-2-2 chỉ được bảo vệ khá mỏng manh bởi các hậu vệ cánh. Trong các trường hợp hậu vệ cánh không kịp lui về phòng ngự, đối thủ sẽ rất dễ khai thác và gây ra nhiều sóng gió trước khung thành đội nhà.

Trên đây là một số ưu và nhược điểm của sơ đồ 4-2-2-2 trong bóng đá thực chiến. Ngoài ra, sơ đồ này còn khá nhiều điểm đặc biệt chưa được đề cập. Truy cập ngay kênh phát sóng bóng đá để tìm hiểu thêm về những đặc điểm cốt lõi của sơ đồ 4-2-2-2 và các dạng sơ đồ chiến thuật khác.

Một số đội bóng nổi tiếng từng thành công với sơ đồ 4-2-2-2

so do chien thuat 4 2 2 2 01 jpg

MU cùng 4-2-2-2 gặt hái nhiều thành công dưới thời HLV Ferguson

Sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 với sự phổ biến và những ưu điểm của mình đã từng mang lại rất nhiều thành công cho các đội bóng lớn của bóng đá thế giới. Cùng tìm hiểu về một vài đội bóng nổi tiếng thường xuyên sử dụng sơ đồ 4-2-2-2 trong thi đấu và từng đạt được các thành công nhất định.

  • Manchester United: Dưới thời HLV Alex Ferguson, người hâm mộ được chứng kiến một Man United luân phiên sử dụng sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 và sơ đồ 4-4-2 trong thi đấu. MU đã phát huy được tối đa sức mạnh của các dạng sơ đồ này khi đã thể hiện một sức mạnh hủy diệt có thể nói là thống trị trời Âu vào thời điểm lúc đó.

  • Arsenal: Thời điểm hiện tại, Arsenal là một trong những đội bóng thường xuyên sử dụng sơ đồ 4-2-2-2 trong thi đấu. Có thể thấy thành tích của đội bóng đang ngày càng được cải thiện với một đội hình nhiều tài năng trẻ vận hành sơ đồ 4-2-2-2 một cách hợp lý. Pháo Thủ trong các mùa giải gần đây luôn góp mặt trong nhóm những đội bóng dẫn đầu tại Ngoại Hạng Anh.

  • Paris Saint Germain: PSG trong giai đoạn sở hữu những tiền vệ đẳng cấp như Di Maria hay Verratti cũng rất thường xuyên sử dụng sơ đồ 4-2-2-2 trong thi đấu. Họ đã thống trị giải quốc nội và dần trở thành một trong những thế lực hàng đầu châu Âu nhờ dạng sơ đồ chiến thuật này.

Trên đây là một số đội bóng nổi tiếng từng sử dụng sơ đồ 4-2-2-2 để thi đấu và mang lại nhiều thành tích nổi bật được . Nhìn chung, đây là dạng sơ đồ thiên về pressing, triển khai bóng tốc độ. Nó mang lại sự khó chịu và khiến đối thủ dễ bị cuốn theo lối chơi của mình, từ đó mở ra nhiều cơ hội chiến thắng hơn cho đội bóng.

Sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 được xem là dạng sơ đồ sinh ra dành cho các đội bóng có lối chơi tốc độ và pressing tầm cao. Nó khá phổ biến tại Ngoại Hạng Anh, giải đấu được xem là có tốc độ thi đấu và nhịp độ trận đấu cao bậc nhất trên thế giới. Sơ đồ 4-2-2-2 khá mạnh trong các thế trận giằng co, tuy nhiên lại khá hạn chế đối với các thế trận đôi công. Nhìn chung 4-2-2-2 vẫn là sơ đồ khá dễ dùng và đem lại hiệu quả cao trong bóng đá hiện đại.

Bài liên quan