Trận giao hữu bóng đá là gì? Vai trò và luật lệ thi đấu như thế nào?
Khám phá | by
Trận giao hữu bóng đá với các CLB thì không mấy quan trọng, tuy nhiên với các ĐTQG thì nó sẽ ảnh hưởng tới thứ hạng của họ trên BXH FIFA. Chính vì vậy nhận định giao hữu không mang lại lợi ích gì hay không có tính cạnh tranh là hoàn toàn thiếu chính xác. Trong bài viết sau, cùng xoilac hãy tiếp tục tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé.
1. Tìm hiểu chung về trận giao hữu bóng đá
Trận giao hữu bóng đá là bài test thực tế tốt nhất
Trận giao hữu bóng đá tiếng Anh Friendly là một cuộc đối đầu không thuộc vào bất kỳ giải đấu chính thức nào. Một trận đấu giao hữu diễn ra theo nhiều hình thái, có thể là giữa CLB với CLB, CLB với ĐTQG, các lứa U với nhau hay thậm chí là cả đội nam đối đầu đội nữ.
Được biết, lịch sử của các trận giao hữu đã xuất hiện từ rất lâu. Bắt đầu từ khoảng năm 1900, người ta đã biết tổ chức những cuộc giao lưu giữa các đội. Sau đó, có nơi còn tổ chức thêm cả những giải giao hữu. Tuy nhiên những giải này không phải chính thức, tức không nằm trong hệ thống của các liên đoàn hay FIFA.
Hầu hết các CLB hay ĐTQG đều chơi một số trận giao hữu trước khi bắt đầu mỗi mùa giải hay giải đấu nào đó. Các trận đấu thường sẽ không mang tính cạnh tranh và chủ yếu được sử dụng để làm nóng các cầu thủ cho một hành trình mới.
Một số quy tắc có thể được thay đổi hoặc thử nghiệm ở các trận giao hữu, chẳng hạn như thay người không giới hạn, rút thẻ trắng…Tuy nhiên những trường hợp như vậy là không nhiều.
Sự khác biệt lớn nhất giữa các trận giao hữu ở cấp câu lạc bộ và cấp độ quốc tế là các trận giao hữu quốc tế chủ yếu diễn ra với quy mô lớn hơn, thời gian chuẩn bị khắt khe hơn. Tất nhiên sự quan tâm của giới truyền thông cũng không hề nhỏ chút nào.
2. Trận giao hữu bóng đá thường hay diễn ra khi nào?
Trận giao hữu bóng đá có thể được tổ chức bất kỳ khi nào nếu muốn
Nhìn chung, trận giao hữu bóng đá có thể được diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào theo lịch thi đấu của một đội bóng. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào kế hoạch và mục tiêu chung.
Thường thì trước khi mùa giải chính thức bắt đầu, các đội có thời gian tập trung, tập huấn để chuẩn bị. Những trận đấu giao hữu có thể diễn ra trong giai đoạn này để đội bóng rèn luyện, làm quen với đội hình mới nếu có và thử nghiệm chiến thuật.
Tiếp theo là trong các kỳ nghỉ giữa mùa giải, đương nhiên suốt thời gian thi đấu, có những khoảng nghỉ ngơi giữa các vòng đấu hoặc các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như FIFA Day. Các trận giao hữu có thể được tổ chức để duy trì thể lực của cầu thủ và giữ cho họ trong tình trạng tốt nhất.
Trong những thời điểm có các giải đấu lớn như World Cup hoặc EURO, một số đội bóng nhỏ khác không tham gia có thể tổ chức các trận giao hữu để duy trì thể lực của cầu thủ. Ngoài ra, trận giao hữu sẽ xuất hiện khi đội bóng đó có thể các chuyến du đấu nước ngoài và sẽ thường tổ chức so tài với các đội bóng địa phương.
Trận giao hữu cũng có thể được tổ chức như một cơ hội quảng cáo cho đội bóng, tạo thu nhập từ vé và quảng cáo hoặc để góp phần vào các hoạt động từ thiện. Nói chung, chỉ cần các bên nhất quán được thời gian và địa điểm thì một trận giao hữu sẽ được diễn ra.
3. Những vai trò to lớn của các trận giao hữu bóng đá
Trận giao hữu bóng đá là nơi cầu thủ tìm kiếm cơ hội mới
Đối với các trận đấu thuộc FIFA Day, đội thắng sẽ được cộng thêm điểm trên bảng xếp hạng, nhưng chỉ áp dụng với ĐTQG. Còn với các trận không thuộc FIFA Day nhưng thuộc giải nhỏ thì đội thắng được hưởng cúp, huy chương… tùy quy định. Emirates Cup, King Cup, Teresa Herrera Trophy hay International Champions Cup là một số ví dụ cụ thể.
Trận giao hữu cung cấp cơ hội cho các đội bóng thử nghiệm chiến thuật mới, vị trí cầu thủ mới và lên phát triển kế hoạch tái thiết đội hình. Đây là dịp để huấn luyện viên và ban huấn luyện kiểm tra và hiệu chỉnh cách thức vận hành, xem các cầu thủ hoạt động trong điều kiện thi đấu thực tế và đưa ra quyết định cho mùa giải tới.
Trận giao hữu cũng sẽ giúp cầu thủ rèn luyện kỹ năng chơi bóng trong môi trường thi đấu không quá cạnh tranh. Đây là cơ hội cực tốt để cải thiện thể lực, tăng cường khả năng tương tác với các đồng đội và thử thách bản thân trong các tình huống khác nhau.
Trong suốt mùa giải, có thể có các khoảng thời gian nghỉ dài, kiểu như các câu lạc bộ V League nghỉ khi Sea Games diễn ra. Trận giao hữu được tổ chức trong các giai đoạn này giúp các cầu thủ duy trì thể lực và không bị mất phong độ, đồng thời giúp SVĐ có thêm doanh thu nếu bán vé.
Trận giao hữu thường là cơ hội để cầu thủ trẻ được tham gia và thử sức trong môi trường thi đấu chuyên nghiệp. Điều này giúp họ tích luỹ kinh nghiệm và phát triển năng lực của mình.
Ngoài ra, các trận đấu giao hữu cũng có thể tạo kết nối mạnh mẽ hơn giữa đội bóng và người hâm mộ. Người hâm mộ có thể theo dõi đội bóng yêu thích của họ trong môi trường không quá căng thẳng và đây cũng là dịp để gặp gỡ và tiếp xúc với các cầu thủ.
4. Luật lệ của những trận giao hữu bóng đá
Trận giao hữu bóng đá cũng áp dụng các luật lệ như bình thường
Khi xem các trận giao hữu bóng đá trên kênh xôi lạc tv, các bạn có thể thấy những luật lệ của nó cũng được quy định không khác gì các trận chính thức. Điều đơn giản cần hiểu ở đây đó chính là trận giao hữu cũng chỉ là 1 cuộc đối đầu thông thường.
Tuy nhiên, luật lệ trong các trận đấu giao hữu bóng đá có thể khác nhau tùy theo những thỏa thuận và quy định của từng giải đấu. Nhìn chung các trận đấu giao hữu thường tuân theo các quy tắc cơ bản của luật bóng đá quốc tế do FIFA đề ra.
Tất nhiên mỗi đội cần có một số lượng cầu thủ tối thiểu là 11 để có thể bắt đầu trận đấu. Thời gian thi đấu của thường bao gồm 2 hiệp, mỗi hiệp có thể từ 45 đến 60 phút tùy theo thỏa thuận riêng. Đôi khi còn có cả hiệp phụ lẫn sút luân lưu nếu đó là giải đấu giao hữu.
Một đội có thể thay tối đa 5 cầu thủ trong suốt trận đấu, đôi khi có thể thay không giới hạn khi đấu tập kín. Các trận giao hữu thường tuân theo luật phạt và thẻ phạt giống như các trận đấu chính thức. Trọng tài sẽ xử lý các tình huống vi phạm theo quy định chung của luật bóng đá.
Trận giao hữu thường không yêu cầu các sân vận động phải tuân theo những yêu cầu chặt chẽ như trong các trận đấu chính thức. Thậm chí các đội bóng có thể mặc áo đấu không phải là truyền thống.
Tong các trận giao hữu thuộc FIFA Day, điểm số trên bảng xếp hạng sẽ thay đổi nếu thắng hoặc thua. Cầu thủ có thể bị phạt thẻ trong các trận giao hữu quốc tế và có thể bị đình chỉ tham gia những trận kế tiếp trong tương lai.
Hy vọng, sau bài viết trên của tiến lên miền nam các bạn đã hiểu được trận giao hữu bóng đá là gì? Rõ ràng, về mặt hình thức nó không khác gì so với các trận chính thức nhưng về tính chất thì có nhiều điểm cần phải lưu ý.